Người xưa đã có câu: “Nhân hữu nhân ngôn, thú hữu thú ngữ”. Được hiểu là: Mỗi loài đều có ngôn ngữ riêng của mình, con người có ngôn ngữ của con người, động vật có ngôn ngữ của động vật. Ví dụ là loài chim Vẹt, sau khi được con người huấn luyện, con vẹt sẽ có thể nói nhại theo và hiểu được ngôn ngữ ấy. Nhưng mới xuất hiện thêm cả những loài động vật dù không được dạy nhưng vẫn có thể nói được tiếng người.


Vào những năm Hàm Phong (1851-1861) thời nhà Thanh, cuốn “Thanh bại loại sao” có ghi chép lại về một con mèo có thể nói được tiếng người của học giả nổi tiếng Vương Dẫn Chi tại phủ Hậu duệ. Trong một ngày nọ, khi con mèo đang nằm trên giường, có một người tới hỏi con mèo có biết nói chuyện không? Đột nhiên, con mèo quay ra đáp lại: “Ta có thể nói chuyện được, thì liên quan gì đến ngươi!”. Sau đó, nó cũng quay ngoắt lưng rồi chạy mất hút.

Trong nha môn đô đốc Giang Tây xuất hiện hai con mèo có thể giao tiếp với nhau. Đô đốc phát hiện ra chúng và có ý muốn bắt chúng lại. Khi bắt chúng, thì đô đốc lại chỉ có thể tóm được 1 con, nó nói: “Ta sống được 12 năm rồi, nhưng vì sợ ông kinh hãi nên không dám mở miệng nói. Nếu ông có thể tha cho ta, âu cũng là việc đại đức.” Con còn lại thì chạy thoát rồi nhảy lên mái nhà. Sau khi nghe thấy vậy, đô đốc liền thả cho nó đi.

Vào thời Đạo Quang (1821-1850),  có một quan viên văn thư cấp thấp nọ yêu mèo vô cùng, ông đã nuôi hơn 10 con mèo. Vào ngày nọ, khi vợ ông ta muốn gọi nô tỳ nhưng lại không gọi được. Bông nhiên một âm thanh lại vô cùng kỳ lạ vang lên bên ngoài cửa sổ. 



Thấy lạ, người con trai của họ bèn đi ra ngoài kiểm tra. Tuy nhiên, đến khi đi ra lại thấy xung quanh ngoài con mèo đang ngồi trên cửa sổ còn lại không một bóng người. Con mèo quay đầu lại nhìn người con trai vẻ mặt như đang cười. Thấy vậy, người con trai ấy bị dọa cho kinh hãi. Chạy vội tới gọi mọi người tới chứng kiến, sau đó quay sang hỏi con mèo: “Vừa nãy có phải ngươi vừa gọi người không?” 

Con mèo cũng đáp lại: “Đúng vậy.” Câu trả lời này đã khiến những người có mặt ở đây sợ hãi tột cùng. Họ coi đây là điềm gở, nhanh chóng đem nó đi vứt.



Ở một nhà người họ hàng nọ của một thái giám cũng xuất hiện một con mèo biết nói tiếng người. Con mèo bỗng nhiên cất tiếng ní khiến ai nấy trong nhà đều hoảng hốt. Họ định trói nó để đánh nhưng khi được nghe lời đáp của mèo: “Không có con mèo nào không biết nói cả, chỉ có điều đây là việc cấm kỵ nên không dám nói mà thôi. Nhưng mèo cái thì không biết nói.” 

Biệt vậy, mọi người quay ra vồ lấy con mèo đực mà quất. Quả nhiên, nó đã nói van xin để được tha. Lúc này, người nhà mới một phần nào đó tin chúng mà thả ra.

Trong thời trị vì của Quang Tự và Tuyên Thống (1909-1911), Quách Quý Đình ở Thông Châu đích thân đi đến nơi có người nuôi một con mèo già biết nói tiếng người vì không thể tin đó là sự thật. Thậm chí, con mèo này còn có thể điều khiển được linh hồn.



Mới chỉ bước tới cửa, con mèo nói: “Quách Quý Đình, ông không tin mèo có thể nói chuyện sao?”. Nghe xong ông Quách bàng hoảng, sửng sốt nhưng vẫn cẩn thận hỏi thăm nó. Con mèo đã được hơn một nghìn năm tuổi vì vậy các sự kiện của triều đại Liêu và Kim vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức của nó. 

Thấy nó thọ nghìn năm tuổi, ông liền hỏi thăm nó đã ăn gì để được trường thọ như vậy. Con mèo nói: “Tôi ăn thức ăn của con người, và chỉ thích uống rượu.”. Thấy vậy, một bầu rượu ngon được chuẩn bị ngay tức khắc. Họ ngồi uống với nhau rất nhiều và đã trở thành bạn tốt của nhau.


Tin liên quan  

Lý do vì sao con người thường qua đời khi khoảng 80 tuổi 


Không chỉ mèo, gà cũng biết nói tiếng người. Nó xuất hiện ở một gia đình họ Lao sống ở Hoàng Độ thuộc Côn Sơn, Giang Tô vào năm Càn Long thứ 10 (1745). Vào một ngày nọ, đột nhiên con gà trống ấy cất tiếng nói: “Mọi người ai cũng đều muốn sống.” 

Thấy vậy, sự bàng hoàng, hoảng hốt của người nhà đã khiến họ giết con gà vì tưởng là yêu quái. Chỉ vài ngày sau đấy, nhà họ Lao dính vào một vụ kiện tụng, gia đình lao đao, cửa nát nhà tan. Chuyện lạ trong thế giới rộng lớn này có vô vàn. Việc động vật mở miệng nói cũng không phải tự nhiên mà có, chỉ đơn giản là chúng ta chưa có cách nào giải thích mà thôi.