Làng Nghi Sơn nằm ở xã Quế Hiệp, huyền Quế Sơn, tỉnh Quãng Nam nằm giữa khu rừng già, được bao quanh bởi các ngọn núi cao, ngôi làng đã có tuổi đời ngót nghét 600 năm chưa đựng những câu chuyện ly kỳ và khó lý giải.

Vào đầu thế kỷ 15, khi mà những cư dân đầu tiên của vùng Thanh Nghệ Tĩnh di cư vào khai hoảng, lập làng lập xóm, nơi đây vẫn là một khu rừng rậm với đầy thú dữ như hổ, gấu... mở đầu cho việc mở mang bờ cõi về phía nam của nước Đại Việt. Trong các sách sử cũ "Đại Nam thực lục" có chép như sau : Làng Nghi Sơn là một trong những ngôi làng làm bàn đạp của xứ đàng trong, trong quá trình mở nước về phương Nam của lưu dân người Đại Việt.



Ngôi làng đã trải qua hàng loạt biến cố của lịch sử nước Việt, nhưng vẫn trường tồn và phát triển. Trải qua hàng trăm năm sinh sống nhưng cư dân trong làng vẫn bảo tồn được những cây gỗ quý có tuổi đời đến cả trăm năm ngay trong khuôn viên của làng. Tương truyền ai mà chặt những cây này sẽ gặp họa. Đã có nhiều kẻ coi thường điều cảnh báo buông lời thóa mạ và thực hiện hành vi đốn hạ các cây quý. Sau đó đều đổ bệnh và không tìm ra nguyên nhân. Dần dần người dân trong làng truyền tai nhau nên ai cũng kiêng sợ.

Có một điểm khá đặc biệt của các cư dân trong vùng là họ có giọng nó như người miền Nam chứ không phải chất giọng miền Trung như vị trí địa lý của ngôi làng. Giải thích cho điều này ông Đinh Hữu Năm một người nghiên cứu lịch sử lâu năm về ngôi làng của mình cho biết : "sở dĩ có hiện tượng đó là do nguồn nước của làng lấy từ trong núi. Làng Nghi Sơn nằm ở nơi có mạch nước cao nhất nên nguồn nước cũng tinh khiết hơn. Từ đó khi uống nước sẽ ảnh hưởng đến phát âm, chất giọng cũng khác hẳn các vùng khác. Đơn cử chỉ đi qua thôn bên cạnh là giọng nói đã khác hẳn rồi."

Dân làng Nghi Sơn hiện nay vẫn còn giữ tập tục thờ cúng thần Rừng, ông Ba Mươi từ xa xưa do tổ tiên truyền lại. Được biết đây là tập tục có từ thuở khai thiên lập địa của ngôi làng. Các thế hệ của làng đã bảo tồn và lưu truyền nó cho đến ngày nay. Những câu chuyện huyền bí xoay quanh ngôi làng cũng được dân làng truyền tai nhau kể lại.



Ví dụ như ngôi Miếu Cấm và khu rừng thiêng là khu vực tuyệt đối không được xâm phạm. Hương ước của làng Nghi Sơn có ghi rằng : "Hết thẩy người dân trong làng không phân biệt già trẻ, nam nữ đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và giáo dục con cháu về sự tôn nghiêm của khu rừng, tránh có hành động chặt phá, lời nói xúc xiểm đến khu rừng. Ai dám đụng vào khu rừng như đốt than, đốn củi thì bị phạt tiền, lúa gạo; nhẹ thì phạt cảnh cáo, nặng hơn thì sẽ bị đuổi ra khỏi làng ". Thậm chí làng còn lập ra một đội tuần tra bảo vệ rừng riêng, nếu phát hiện ai có dấu hiệu phá hoại, chặt cây rừng sẽ bị làng bắt giải về để xử phạt.

Ông Năm kể rằng, khi ông còn nhỏ có nhiều thanh niên trong làng lúc đó cho rằng dân làng mê tín dị đoan, đã vác dao rựa vào rừng để đốn cây cổ thụ đem bán gỗ. Nhưng kỳ lạ thay không sao chặt được, rìu hết mẻ thì lại gãy cán, đến nỗi phải bỏ cuộc. Trong làng bất cứ ai muốn xây dựng công trình đều phải làm lễ xin phép thần Rừng, thần Sông, thần Núi, thần Cây rồi mới được đốn cây, người đốn cũng phải là những bậc cao niên trong làng.



Khu rừng Miếu Cấm hiện nay có diện tích khoảng 10ha vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên sinh. Đi vào đây nếu không phải dân bản địa thông thuộc địa hình thì rất dễ bị đi lạc. Và theo cách của dân làng thì chỉ có hai cách để tìm được đường ra, Một là nhìn vào rễ cây cổ thụ, thấy rễ cây chỉ vào hướng nào thì đi theo hướng đó. Hai là tự đi tiểu ra tay rồi dùng nước đó để rửa mặt ắt sẽ thấy đường ra... mà tục dùng nước tiểu rửa mặt thì thường mang yếu tố tâm linh, thường dân gian lưu truyền là bị ma che mắt.

Một điều cũng rất kỳ lạ nữa, đó là trải qua mấy chục năm bom đạn chiến tranh, Mỹ đã rải bom xuống khu vực này thường xuyên. Nhưng khu rừng Miếu Cấm lại tránh được hoàn toàn sự tàn phá ấy. Không hề có dấu hiệu của một cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở đây.