Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo đã từng được Trần Cung cứu mạng. Vậy tại sao Trần Cung lại phải cứu mạng Tào Tháo?
Năm 2010, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung được chuyển thể thành bộ phim cùng tên. Bộ phim này nói rằng Tào Tháo hành thích Đổng Trác không thành, bèn lên ngựa rồi chạy thẳng trở về quê. Trên đường đi, khi đi qua huyện Trung Mâu ở Tiêu quận, Tào Tháo bị Huyện lệnh Trung Mâu tên là Trần Cung bắt giam. Khi Tào Tháo trong nhà lao, trong một lần ghé thăm, ông đã có cảm tình với người họ Tào này bởi lòng trung thành với nhà Hán, dám đứng lên trừ gian thần Đổng Trác nên Trần Cung treo ấn từ quan, thả và bắt đầu đi theo Tào Tháo.
Trần Cung khâm phục và muốn đi theo Tào Tháo làm nên đại nghiệp. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, vấn đề này lại không được sử sách ghi chép rõ ràng. Nhiều sử gia nghi ngờ rằng, viên huyện lệnh Trung Mâu không phải là Trần Cung.
Tin liên quan
Anh hùng Tam Quốc nào ra ngoài là bậc hảo hán, về nhà bạc đãi vợ con?
Trần Cung, tự là Công Đài, chưa rõ năm sinh, mất năm 199. Ông là người Đông Quận (thuộc Duyện Châu, nay là phía nam huyện Tân, Sơn Đông). Trong Sách Điển lược, ông được mô tả là một người tráng liệt cứng cỏi.
Trần Cung từng có một thời trẻ oanh liệt, có tiếng tăm lẫy lừng. Những kẻ sĩ nổi danh lúc bấy giờ đều đến để kết giao với ông. Sau này, khi loạn lạc nổi ra, khoảng năm 190, Trần Cung đi theo Tào Tháo. Lúc này, Trần Cung tỏa sáng và có công lao rất lớn là lấy được Duyện Châu (phía tây tỉnh Sơn Đông ngày nay) bằng con đường giao thiệp, thu phục được mấy chục vạn quân mà không mất một mũi tên hòn đạn. Có thể nói, thời còn dưới trướng Tào Tháo, quan hệ của Trần Cung với Tào Tháo lúc đó vô cùng thân thiết. Trần Cung còn hy vọng cùng Tào Tháo làm nên nghiệp bá vương.
Đến khi Tào Tháo làm thứ sử Duyện Châu liền mang quân sang Từ Châu (phía bắc Giang Tô ngày nay) đánh Đào Khiêm. Tào Tháo cho rằng Đào Khiêm là nguyên nhân chính gây ra cái chết cho cha mình là Tào Tung. Những trận đánh này kéo dài đến năm 194, tàn sát nhiều người vô tội ở Từ Châu. Trần Cung thấy Tào Tháo “dã man” như vậy thì rất thất vọng, quyết định rời bỏ họ Tào theo Lã Bố.
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh họa.
Tin liên quan
Năm 198, đại quân của Tào Tháo vây khốn Lã Bố mấy tháng trời tại Hạ Phì. Không còn đường nào khác, Lã Bố phải ra đầu hàng nhưng sau đó cũng bị Tào Tháo xử tử. Trần Cung lúc này bị bắt sống, Tào Tháo trọng ơn cứu mạng ngày xưa nên có ý tha chết và khuyên ông quy hàng. Nhưng Trần Cung vẫn một mực từ chối, nguyện chọn cái chết trong sự nuối tiếc của Tào Tháo.
Sau khi Trần Cung chết, Tào Tháo không quên lời hứa của mình. Ông cử người đón mẹ già của Trần Cung về phụng dưỡng mãi cho tới khi bà qua đời. Con cái của Trần Cung sau khi trưởng thành cũng đều được Tào Tháo lo chuyện hôn sự. Sự quan tâm, chăm sóc của Tào Tháo với người nhà Trần Cung còn chu đáo hơn cả khi Trần Cung còn sống. Chuyện này không chép trong Tam quốc chí, mà chép trong Lã Bố truyện, Bùi Tùng Chi dẫn trong sách Điển lược.
- Yevgeny Primakov là ai ? học thuyết của ông ảnh hưởng thế nào đến nước Nga hiện tại
- Trận hồ Chudskoe : nơi "lời nguyền nước Nga" ám ảnh nước Đức cả ngàn năm
- Nguồn gốc của món bánh trung thu mỗi dịp rằm tháng 8
- Chế độ khoa cử thời phong kiến nước ta (phần 2)
- Chế độ khoa cử thời phong kiến nước ta (phần 1)
- Đội quân quả cảm giúp nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên là ai?
- “Dược vương” đất Việt là ai?
- Top 7 kỉ lục thú vị của các vị vua phong kiến Việt Nam
- Cách tập trận đồ của quân đội Đại Việt ngày xưa.
- Tall – EL – Hammam và những phát hiện thú vị
- Con trai Thành Cát Tư Hãn nhờ sách lược của cha để lại đã đánh bại hoàn toàn nhà Kim ở Trung Hoa
- Trong chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh của Lý Chiêu Hoàng có gì?
- Phan Huy Ích - người có tài năng không những về chính trị, văn chương và có tâm huyết với thời cuộc.
- Hoàng hậu trong lịch sử Trung Quốc vẻ ngoài chưa phải “sắc nước nghiêng thành” nhưng lại được người người kính nể là ai?
- Lan can đá chùa Bút Tháp mang nhiều thông điệp ý nghĩa
- Thế lực không ngang hàng là cụm từ để chỉ trận chiến Thermopylae chỉ với 300 quân Sparta mà chiến đấu với 1 vạn quân Ba Tư
- “Thưởng - Phạt” ngày Tết của triều Nguyễn sẽ như thế nào?
- Hoàng tử thứ 9 của vua Khang Hy - “thiên tài” ngôn ngữ
- Đời sống người Việt cổ được kể lại nhờ thanh kiếm 2000 năm tuổi
- 8 nhà cầm quân thất bại nhất trong lịch sử