Quan chức cấp cao Đức thông báo kế hoạch đưa lữ đoàn mạnh tới sườn đông NATO nhằm bảo vệ và tăng cường sức mạnh sườn đông của liên minh sau khi quốc gia vùng Baltic kêu gọi.
Sau chuyến thăm Litva, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu rằng: "Đức sẵn sàng cho một lữ đoàn mạnh đồn trú lâu dài ở Litva. Điều kiện tiên quyết để triển khai lực lượng này là cơ sở hạ tầng cần thiết đã sẵn sàng, gồm doanh trại, thao trường và kho đạn". Ông lưu ý rằng các phương tiện và cơ sở hạ tầng sẽ cần được phát triển để có thể lưu trú hàng nghìn quân nhân Đức.
Hôm 25/6, Tổng thống Litva Gitanas Nausea cảnh báo nếu Belarus tiếp nhận trùm Wagner Yevgeny Prigozhin sau cuộc nổi loạn cuối tuần qua ở Nga. Ngay sau đó, Đức đã có những động thái mới, NATO sẽ cần tăng cường phòng thủ ở sườn đông.
Theo Bộ trưởng Pistorius, sự góp mặt của quân sự Đức ở sườn đông NATO sẽ tốn "chi phí đáng kể". Nhưng ông Pistorius nhấn mạnh: "Đức giữ vững cam kết với tư cách là thành viên NATO, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nhằm đứng lên bảo vệ sườn phía đông của liên minh". Theo ông, kế hoạch tăng cường phòng thủ của NATO ở khu vực này là vô cùng quan trọng.
Tổng quân số khoảng 5.000 người được triển khai 4 nhóm tác chiến đa quốc gia, trong đó có Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia. Sự kiện được triển khai sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Mục đích chính của lần tác chiến này là muốn cầm chân đối phương. Bởi nếu xung đột nổ ra, binh sĩ NATO sẽ có thêm thời gian triển khai tới tiền tuyến. Mỹ, Đức, Canada và Anh là những quốc gia phụ trách các nhóm tác chiến.
Theo DW, Đức hiện dẫn đầu lực lượng khoảng 1.000 quân NATO ở Litva. Sau khi điều thêm 4.000 quân tới đây, Đức sẽ lãnh đạo một lữ đoàn khoảng 5.000 binh sĩ ở Litva. Ông Pistorius phát biểu hôm 26/6: “Với tư cách là một nước thành viên NATO và là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Chúng tôi sẽ bảo vệ sườn phía Đông”.
Trước lời phát biểu này, Đức từng nhiều lần tỏ ra không quan tâm đề nghị điều thêm quân tới Litva. Berlin cho rằng, quân đội Đức có thể nhanh chóng di chuyển tới Litva ừ các căn cứ ở Đức.
Ông Pistorius đang có mặt ở Litva để quan sát cuộc tập trận chung của NATO mang tên “Griffin Storm”. Đức đã điều 1.000 binh sĩ và 300 xe tăng thuộc Lữ đoàn số 41 tới Litva để tham gia tập trận.
Tin liên quan
Chiến thuật nghi binh độc lạ của Nga và Ukraine nhằm chống lại các cuộc tấn công của đối phương.
Để hỗ trợ bảo đảm an ninh cho hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius vào tháng 7, Bộ Quốc phòng Đức thông báo chuyển nhiều khí tài. Trong số đó, có tổ hợp phòng không Patriot, từ Slovakia đến Litva. Quân đội Đức cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ Slovakia để bảo vệ không phận. Nga phát động chiến dịch tại Ukraine hồi tháng 2/2022, kể từ đó, Đức đã triển khai các tổ hợp Patriot trên lãnh thổ Litva.
- Vụ bê bối gián điệp Gouzenko năm 1945 gây chấn động toàn cầu, châm ngòi cho Chiến tranh Lạnh
- Chiến dịch Starvation - Chiến dịch ném bom thành công rực rỡ nhưng đang bị lãng quên
- Một vụ tấn công nhầm của không quân Mỹ khiến chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra
- Lời nguyền địa lý : Trung Quốc con rồng không thể ra biển lớn
- Những mẫu xe tăng chắp vá của lữ đoàn 22 Ukraine
- Phiến quân Kachin bị Myanmar cáo buộc khi nổ súng vào đoàn xe chở quân nhân Trung Quốc
- Khám phá căn phòng nơi quân đội Mỹ thực hiện thí nghiệm tuyệt mật trên người
- Phát hiện thiết bị gây nhiễu gần trung tâm vũ trụ tại Trung Quốc.
- Điệp viên từng đưa Liên Xô đạt được những thành công lớn khi phá thế độc quyền hạt nhân của Mỹ
- Thông tin của các đặc vụ Mĩ đã bị bán cho Liên Xô
- Những tàu ngầm mạnh nhất thế giới ( Phần 2)
- Những tàu ngầm mạnh nhất thế giới ( Phần 1)
- Đột nhập nơi sản xuất tàu ngầm hạt nhân
- Hệ thống radar “không điểm mù” sẽ giúp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không thể xuyên thủng?
- Ukraine nhờ hệ thống Patriot vượt qua vũ khí “không thể đánh chặn” của Nga
- Những đội quân hùng mạnh khiến kẻ thù đã phải run sợ khi nhắc tên ( Phần 2)
- 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất Đông Nam Á: Việt Nam góp mặt hai đại diện xuất sắc
- Xe tăng hiện đại đứng trước cuộc chiến đối đầu với tên lửa (Phần 5)
- Câu chuyện đằng sau của đạn chống tăng xuyên giáp (Phần 4)
- Cuộc đối đầu kinh hoàng giữa hai xe tăng trên sa mạc rực lửa (Phần 3)