Các phương tiện hiện đại được con người sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Từ việc đi bộ giờ đã chuyển sang những phương tiện thuận tiện và nhanh hơn trước rất nhiều. Nhờ những chiếc máy bay mà chúng ta đã chạm tới bầu trời xanh, giờ đây, chúng ta còn có thể đến gần với đại dương hơn một chút khi có sự xuất hiện của tàu ngầm. Nó có vai trò không chỉ đối với ngành nghiên cứu khoa học khảo sát địa chất mà còn dùng vào mục đích quân sự. Dưới đây là danh sách những chiếc tàu ngầm quân sự mạnh nhất thế giới nhé.
Tàu ngầm lớp Sierra – Nga
Sierra Class là tàu ngầm được nghiên cứu và phát triển bởi Liên Bang Nga. Chiếc tàu ngầm hạt nhân có thiết kế thủy động lực học này sử dụng titan để chế tạo thân tàu chứ không sử dụng thép. Điều đó giúp tàu có thể hoạt động tới độ sâu 600 mét. Ban đầu, người ta cho rằng có 4 chiếc được xây dựng nhưng lại chỉ có hai chiếc lớp Sierra được đưa vào biên chế vào thời điểm đó.
Thân tàu được chế tạo bằng titan chứ không phải thép. Người ta sử dụng như vậy để tàu có thể hoạt động tới độ sâu 600 mét. Tàu ngầm lớp Sierra Class có kích thước rộng 14,2 mét và dài 110 mét. Chiếc tàu ngầm hạt nhân này có thiết kế thủy động lực học gần giống với tàu ngầm lớp Victor III, điển hình như chiếc phao định vị thủy âm ở cuối đuôi tàu. Theo nghiên cứu, con tàu có lượng giãn nước khi lặn lên tới 9.100 tấn.
Thời điểm bấy giờ, con tàu này còn được mệnh danh là “tàu ngầm báu vật quốc gia” của Nga. Lò phản ứng hạt nhân của chiếc tàu ngầm quân sự này có áp lực nước công suất 190 MW. Khi thực hiện quá trình lặn, nó có vận tốc khoảng 32 hải lý/ giờ. Tên lửa hành trình nhờ 4 ống phóng ngư lôi 650 mm, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm để phóng lên chống ngầm RPK-2 Viyaga và tấn công mặt đất RK-55 (SS-N-21 Sampson) tầm bắn 45 km cùng các loại ngư lôi.
Tàu ngầm lớp Akula II – Nga
NATO bày tỏ sự ngạc nhiên trước khả năng hoạt động cực êm của tàu ngầm lớp Akula II của Nga. Thiết kế thủy lực của chiếc tàu ngầm này có nét giống với tàu ngầm lớp Sierra-II, Oscar-II cùng với chiếc phao định vị thủy âm ở phần cuối đuôi tàu. Truyền thông từng rầm rộ vào nă 2012 khi một tàu ngầm lớp Akula-II không bị phát hiện dù đã hoạt động trong vịnh Mexico gây ra nhiều tranh cãi trong giới quân sự Mỹ.
Trong những năm 1980, Liên Xô đã triển khai loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, đó là tàu ngầm Đề án 941 Akula. Tàu ngầm này sở hữu 4 ống phóng ngư lôi 533 mm cộng thêm 4 ống phóng ngư lôi 650 mm. Nó có thể vận chuyển được số ngư lôi và tên lửa hành trình lên tới khoảng 40 quả. Lượng giãn nước của tàu ngầm khi lặn tới 13.800 tấn. Nó có vận tốc tối đa khi lặn 33 hải lý/giờ. Trọng tải tối đa 26.000 tấn. Hơn thế nữa, nó có khả năng hoạt động trong 100 ngày (tùy thuộc vào nhu yếu phẩm cung cấp cho các thủy thủ đoàn). Đây là loại tàu ngầm có khả năng di chuyển xa để dễ triển khai các tên lửa đạn đạo gần biên giới của kẻ thù.
Tàu ngầm lớp Virginia - Hoa Kỳ
Tàu ngầm lớp Virginia của Hoa Kỳ là chiếc tàu ngầm mạnh nhất thế giới khi đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách. Không sử dụng kính tiềm vọng truyền thống đầu tiên trên thế giới mà thay vào đó là cột buồm lượng tử ánh sáng sẽ được trang bị trên tàu ngầm. AN/BVS-1 - cặp cột buồm lượng tử ánh sáng. Nó bao gồm một máy ảnh độ phân giải cao có khả năng hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu, máy đo khoảng cách laser, một cảm biến hồng ngoại. Thời gian trên tàu sẽ được giám sát liên tục nhờ hệ thống này. Đồng thời, nó còn nâng cao khả năng nhận thức tình huống.
Tin liên quan
Thông qua thanh điều khiển HOSTA, nhờ công nghệ “fly-by-wire” sợi quang đã điều khiển được Virginia. Bộ cảm biến chính của tàu được đánh giá đã đem đến một luồng gió mới cho công nghệ dò tìm, tấn công các mục tiêu đang ở dưới nước. Tàu ngầm này sở hữu bộ định vị thủy âm mảng pha đa chức năng BQQ-10. Nó còn có lò phản ứng hạt nhân S9G giúp cung cấp năng lượng cho động cơ bơm phun. Lượng giãn nước của tàu ngầm khi lặn 7.900 tấn, vận tốc tối đa 30 hải lý/ giờ. Trong đó, mười hai ống phóng thẳng đứng VLS được dùng làm tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, bốn ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số ngư lôi, tên lửa mang theo 27 quả.
- Vụ bê bối gián điệp Gouzenko năm 1945 gây chấn động toàn cầu, châm ngòi cho Chiến tranh Lạnh
- Chiến dịch Starvation - Chiến dịch ném bom thành công rực rỡ nhưng đang bị lãng quên
- Một vụ tấn công nhầm của không quân Mỹ khiến chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra
- Lời nguyền địa lý : Trung Quốc con rồng không thể ra biển lớn
- Những mẫu xe tăng chắp vá của lữ đoàn 22 Ukraine
- Phiến quân Kachin bị Myanmar cáo buộc khi nổ súng vào đoàn xe chở quân nhân Trung Quốc
- Khám phá căn phòng nơi quân đội Mỹ thực hiện thí nghiệm tuyệt mật trên người
- Phát hiện thiết bị gây nhiễu gần trung tâm vũ trụ tại Trung Quốc.
- Điệp viên từng đưa Liên Xô đạt được những thành công lớn khi phá thế độc quyền hạt nhân của Mỹ
- Thông tin của các đặc vụ Mĩ đã bị bán cho Liên Xô
- Đức sẽ đưa 5.000 quân tới sườn đông NATO
- Những tàu ngầm mạnh nhất thế giới ( Phần 1)
- Đột nhập nơi sản xuất tàu ngầm hạt nhân
- Hệ thống radar “không điểm mù” sẽ giúp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không thể xuyên thủng?
- Ukraine nhờ hệ thống Patriot vượt qua vũ khí “không thể đánh chặn” của Nga
- Những đội quân hùng mạnh khiến kẻ thù đã phải run sợ khi nhắc tên ( Phần 2)
- 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất Đông Nam Á: Việt Nam góp mặt hai đại diện xuất sắc
- Xe tăng hiện đại đứng trước cuộc chiến đối đầu với tên lửa (Phần 5)
- Câu chuyện đằng sau của đạn chống tăng xuyên giáp (Phần 4)
- Cuộc đối đầu kinh hoàng giữa hai xe tăng trên sa mạc rực lửa (Phần 3)