Các phương tiện hiện đại được con người sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Từ việc đi bộ giờ đã chuyển sang những phương tiện thuận tiện và nhanh hơn trước rất nhiều. Nhờ những chiếc máy bay mà chúng ta đã chạm tới bầu trời xanh, giờ đây, chúng ta còn có thể đến gần với đại dương hơn một chút khi có sự xuất hiện của tàu ngầm. Nó có vai trò không chỉ đối với ngành nghiên cứu khoa học khảo sát địa chất mà còn dùng vào mục đích quân sự. Dưới đây là danh sách những chiếc tàu ngầm quân sự mạnh nhất thế giới nhé.
Tàu ngầm lớp Los Angeles - Hoa Kỳ
Tàu ngầm lớp Los Angeles - Hoa Kỳ là vũ khí nòng cốt của đội tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ. Một trong những lớp tàu ngầm tấn công có năng lượng hạt nhân này còn có cái tên khác như lớp 688, hay là lớp LA. Theo Bộ quốc phòng Mỹ, tàu ngầm lớp Los Angeles có tốc độ tối đa trên 25 knots (29 dặm/h. or 46 km/h). Nhưng trên thực tế, tốc độ tối đa vẫn là một bí mật. Có những bài đánh giá khác trong sách báo cho rằng tốc độ tối đa của chúng là 30 đến 33 knots.
Tốc độ của tàu ngầm lớp Los Angeles được đánh giá trong cuốn sách Submarine: A Guided Tour Inside a Nuclear Warship, Tom Clancy có tốc độ tối đa là khoảng 37 knot. Độ sâu tối đa mà hải quân Hoa Kỳ đưa ra cho tàu ngầm lớp Los Angeles là khoảng 650 foot (200 m). Khi được nhắc trong cuốn Running Critical của Patrick Tyler cho rằng độ sâu hoạt động của tàu ngầm lớp này tối đa là 950 foot (290 m). Theo Jane's Fighting Ships, 2004-2005 Edition, tàu có thể lặn sâu tối đa 1.475 foot (450 m).
Lớp Los Angeles bao gồm: 42 tàu ngầm đang hoạt động, 20 tàu đã dừng hoạt động, có nhiều tàu ngầm hạt nhân hơn so với những lớp tàu ngầm khác trên thế giới. Lớp Sturgeon và lớp sau của nó là submarine lớp Seawolf từng là tiền thân của lớp Los Angeles. Điểm đặc biệt là những tàu ngầm lớp LA đều được đặt theo tên một vài thị trấn và các thành phố của Hoa Kỳ, trừ USS Hyman G. Rickover (SSN-709). Tàu ngầm này có sức mạnh đứng thứ 10 của thế giới.
Tàu ngầm lớp Rubis – Pháp
Tàu ngầm lớp Rubis của nước Pháp là chiếc tàu ngầm tấn công nhỏ gọn nhất hiện nay. Đây là thế hệ tàu ngầm đầu tiên của loại tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Pháp. Hệ thống máy tính trung tâm của tàu ngầm này có khả năng tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm, xử lý thông tin thu thập và thậm chí là tấn công mục tiêu. Phần thân tàu sử dụng 80 HLES thép đàn hồi cao. Bằng việc sử dụng vật liệu composite đã chế tạo ra tháp Conning và mái vòm sonar. Đội tàu ngầm sẽ được chia làm 2 nhóm, xanh và đỏ làm việc trong tàu ngầm. Ba tháng thì những người làm việc trong tàu lại đổi vị trí 1 lần.
Tin liên quan
Tổng thống Charles De Gaulle nhấn mạnh Pháp cần có một loạt vũ khí hạt nhân. Vì thế, năm 1974 đánh dấu sự bắt đầu của chương trình RUBIS. Các lớp thế hệ tương tự như các Tàu ngầm lớp Redoutable đang bị lớp Rubis áp đảo. Tháng 12/1976, thiết kế của các thân tàu đầu tiên lớp Rubis được hoàn thiện và hạ thủy vào năm 1979. Tàu ngầm này có sức mạnh đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng những chiếc tàu ngầm mạnh nhất thế giới.
Tàu ngầm lớp Victor III – Nga
Đứng thứ 8 trong danh sách những chiếc tàu ngầm mạnh nhất thế giới gọi tên tàu ngầm lớp Victor II. Lang Nga đã sản xuất và phát triển khoảng 48 chiếc tàu ngầm này. Tàu ngầm lớp Victor II dành cho các lực lượng hải quân trong quá khứ. Chiếc tàu ngầm này sở hữu hiếc phao định vị thủy âm hình giọt nước ở cuối đuôi tàu nằm phía trên tay lái. Nó vận hành hệ thống êm hơn so với các lớp tàu ngầm thế hệ trước đó nhờ việc áp dụng nhiều công nghệ mới. Hai ống phóng ngư lôi được lặp đặt trên chiếc tàu ngầm này có đường kính 650 mm. Điểm đáng chú ý khi chiếc tàu ngầm này được đánh giá tương đương với tàu ngầm lớp Sturgeon của Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó còn được dùng để phóng tên lửa chống hạm RPK-6 Vodopad/RPK-7 Veter (SS-N-16 Stallion) có tầm bắn 100 km. Ngư lôi VA-111 Shkval được phóng lên nhờ 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.
So với những lớp tàu ngầm trước đó của Liên Xô thì tàu ngầm Victor III đã giảm tiếng ồn hơn nhiều. Bốn ống phóng tên lửa SS-N-21 hay SS-N-15 và ngư lôi Type 53, hai ống phóng khác để phóng tên lửa SS-N-16 hoặc ngư lôi Type 65 được trang bị trên tàu. Như vậy, tàu có thể mang theo được 24 đơn vị ngư lôi/tên lửa phóng qua ống phóng lôi hoặc mang theo 36 thủy lôi. Một bộ phận nhỏ trên đuôi đứng là chi tiết được lắp đặt thêm trên tàu ngầm lớp Victor III. Nhiều giả thuyết được đặt ra cho bộ phận này. Theo NATO, nó là bộ phận chứa hệ thống đẩy yên lặng nào đó, có thể là một động cơ từ thủy động lực học. Có giả thuyết khác cho rằng đó là một hệ thống vũ khí. Thực tế, sau này người ta nhận ra đây là bộ phận chứa dàn sonar thụ động kéo theo. Sau này, hệ thống trên cũng được lắp đặt trên lớp tàu ngầm Sierra và Akula.
- Vụ bê bối gián điệp Gouzenko năm 1945 gây chấn động toàn cầu, châm ngòi cho Chiến tranh Lạnh
- Chiến dịch Starvation - Chiến dịch ném bom thành công rực rỡ nhưng đang bị lãng quên
- Một vụ tấn công nhầm của không quân Mỹ khiến chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra
- Lời nguyền địa lý : Trung Quốc con rồng không thể ra biển lớn
- Những mẫu xe tăng chắp vá của lữ đoàn 22 Ukraine
- Phiến quân Kachin bị Myanmar cáo buộc khi nổ súng vào đoàn xe chở quân nhân Trung Quốc
- Khám phá căn phòng nơi quân đội Mỹ thực hiện thí nghiệm tuyệt mật trên người
- Phát hiện thiết bị gây nhiễu gần trung tâm vũ trụ tại Trung Quốc.
- Điệp viên từng đưa Liên Xô đạt được những thành công lớn khi phá thế độc quyền hạt nhân của Mỹ
- Thông tin của các đặc vụ Mĩ đã bị bán cho Liên Xô
- Đức sẽ đưa 5.000 quân tới sườn đông NATO
- Những tàu ngầm mạnh nhất thế giới ( Phần 2)
- Đột nhập nơi sản xuất tàu ngầm hạt nhân
- Hệ thống radar “không điểm mù” sẽ giúp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không thể xuyên thủng?
- Ukraine nhờ hệ thống Patriot vượt qua vũ khí “không thể đánh chặn” của Nga
- Những đội quân hùng mạnh khiến kẻ thù đã phải run sợ khi nhắc tên ( Phần 2)
- 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất Đông Nam Á: Việt Nam góp mặt hai đại diện xuất sắc
- Xe tăng hiện đại đứng trước cuộc chiến đối đầu với tên lửa (Phần 5)
- Câu chuyện đằng sau của đạn chống tăng xuyên giáp (Phần 4)
- Cuộc đối đầu kinh hoàng giữa hai xe tăng trên sa mạc rực lửa (Phần 3)